Đó là các trước tác tinh vi, uyên bác mà người Trung Quốc gọi là “Phòng trung thuật” (Nghệ thuật trong phòng ngủ).
“Phòng trung thuật” là một trong 4 môn kỹ năng; 3 môn còn lại là “Y kinh”, “Kinh phương” và “Thần tiên”.
Từ khi có sự sống trên trái đất, đã có tính dục. Văn hóa tình dục xuất hiện gần như đồng thời với sự sống của con người. Tình dục là bản năng vốn có. Đó là một thứ xung lực nội tại trong con người. Ngay như Mạnh Tử, một nhà tư tưởng tiêu biểu của Nho gia cũng phải thừa nhận: Tình dục vốn nằm trong bản tính của con người, cũng giống như việc ăn uống vậy! (“Thực sắc tính dã”). Tình dục có quan hệ mật thiết với đời sống, nên những kiến thức về tình dục đã hình thành từ rất sớm. Cùng với thời gian, các kiến thức tích lũy được đã hội tụ thành một chuyên ngành, mà người xưa gọi là “Phòng trung thuật”.
“Phòng trung thuật” không chỉ đơn thuần một tập hợp các kiến thức, các lý luận và phương pháp thực hành nơi phòng the. Người Trung Hoa cổ đại còn gọi “Phòng trung thuật” là “Thiên hạ chí đạo”, tức là “Thứ đạo tối cao của trời đất”. Vì trên hòa hợp với âm dương trời đất, dưới hòa hợp vợ chồng là phép dưỡng sinh, giúp sức khỏe tăng cường và kéo dài tuổi thọ.
"Phòng trung thuật" có tính thực dụng rất cao, bao gồm một hệ thống thực hành rất có bài bản, mô tả kỹ lưỡng, chi tiết những hành vi tưởng như là rất tầm thường trong chuyện chăn gối. Khi thực hành hoàn hảo những kỹ năng đó, con người sẽ cảm nhận được đầy đủ hạnh phúc, đạt tới trạng thái khoái cảm cực độ, khỏe mạnh và trường thọ.
Theo nhận định của nhà tình dục người Nga V.M. Kucheski (đăng trên tạp chí Sức khỏe của Nga tháng 6/2004), "Phòng trung thuật" thực chất là một thứ “đạo sống”, được xây dựng trên một nền tảng triết học uyên thâm và độc đáo, lại có tính ứng dụng rất cao, hết sức chi tiết và sâu sắc. Thứ “đạo sống” đó hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của người đương đại. Do đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi những người phương Tây muốn cải thiện đời sống tình dục của mình, thường hướng về phương Đông.
“Phòng trung thuật” là một trong 4 môn kỹ năng; 3 môn còn lại là “Y kinh”, “Kinh phương” và “Thần tiên”.
Từ khi có sự sống trên trái đất, đã có tính dục. Văn hóa tình dục xuất hiện gần như đồng thời với sự sống của con người. Tình dục là bản năng vốn có. Đó là một thứ xung lực nội tại trong con người. Ngay như Mạnh Tử, một nhà tư tưởng tiêu biểu của Nho gia cũng phải thừa nhận: Tình dục vốn nằm trong bản tính của con người, cũng giống như việc ăn uống vậy! (“Thực sắc tính dã”). Tình dục có quan hệ mật thiết với đời sống, nên những kiến thức về tình dục đã hình thành từ rất sớm. Cùng với thời gian, các kiến thức tích lũy được đã hội tụ thành một chuyên ngành, mà người xưa gọi là “Phòng trung thuật”.
“Phòng trung thuật” không chỉ đơn thuần một tập hợp các kiến thức, các lý luận và phương pháp thực hành nơi phòng the. Người Trung Hoa cổ đại còn gọi “Phòng trung thuật” là “Thiên hạ chí đạo”, tức là “Thứ đạo tối cao của trời đất”. Vì trên hòa hợp với âm dương trời đất, dưới hòa hợp vợ chồng là phép dưỡng sinh, giúp sức khỏe tăng cường và kéo dài tuổi thọ.
"Phòng trung thuật" có tính thực dụng rất cao, bao gồm một hệ thống thực hành rất có bài bản, mô tả kỹ lưỡng, chi tiết những hành vi tưởng như là rất tầm thường trong chuyện chăn gối. Khi thực hành hoàn hảo những kỹ năng đó, con người sẽ cảm nhận được đầy đủ hạnh phúc, đạt tới trạng thái khoái cảm cực độ, khỏe mạnh và trường thọ.
Theo nhận định của nhà tình dục người Nga V.M. Kucheski (đăng trên tạp chí Sức khỏe của Nga tháng 6/2004), "Phòng trung thuật" thực chất là một thứ “đạo sống”, được xây dựng trên một nền tảng triết học uyên thâm và độc đáo, lại có tính ứng dụng rất cao, hết sức chi tiết và sâu sắc. Thứ “đạo sống” đó hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của người đương đại. Do đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi những người phương Tây muốn cải thiện đời sống tình dục của mình, thường hướng về phương Đông.
Theo Bí ẩn phòng the phương Đông
Đăng nhận xét